DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

Trên thực tế, cá nhân thường chỉ định đoạt tài sản của mình trong di chúc nhưng cũng có trường hợp cá nhân định đoạt cả tài sản của người khác trong di chúc của mình. Sau đây AV Counsel sẽ làm rõ giá trị pháp lý của di chúc có nội dung định đoạt tài sản của người khác.

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Đây là một quyền cơ bản của cá nhân được quy định tại bộ luật dân sự. Khi một người định đoạt tài sản của mình trong di chúc cho người khác và di chúc này có giá trị pháp lý thì người đáng ra được hưởng thừa kế theo pháp luật sẽ không được hưởng phần di sản này.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 631 Bộ luật dân sự, di chúc phải có nội dung “Di sản để lại và nơi có di sản” và tại Điều 612 Bộ luật dân sự: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Như vậy tài sản trong di chúc phải là tài sản của người lập di chúc và đã thể hiện rõ trong khái niệm về di chúc “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” (Điều 646 Bộ luật dân sự).

Trường hợp di chúc có nội dung định đoạt tài sản của người khác không hiếm trên thực tế và thường tập trung vào trường hợp vợ/chồng định đoạt tài sản trước đây là tài sản chung của vợ, chồng.

Tại Quyết định số 31/2002/GĐT-DS ngày 28-2-2002 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: vào ngày 10/12/1994 cụ Nhì lập “tờ di chúc” cho ông Bé nhà đất nhưng tòa án đã nhận định nhà đất này là tài sản chung của vợ chồng cụ Nhì, cụ Lập vì thế cụ Nhì lập di chúc định đoạt tài sản của cụ Lập là không đúng.

Căn cứ Khoản 4 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015, Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. Đối với trường hợp định đoạt cả tài sản của người khác (và thường là tài sản của vợ, chồng còn sống), thực tiễn xét xử theo hướng di chúc sẽ không hợp pháp một phần (tức là một phần vẫn có giá trị pháp lý). Vấn đề cần xem xét thêm là phần cụ thể nào của di chúc có giá trị pháp lý và phần cụ thể nào không có giá trị pháp lý? Chẳng hạn như tại bản án số 1124/2008/DS-ST ngày 31/7/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh “năm 1990, bà Pha lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho ông Liên sở hữu là không hợp lý bởi lẽ căn nhà là tài sản chung của bà với ông Chiến (chết năm 1961) nên bà chỉ sở hữu ½ giá trị căn nhà. Qua quá trình điều tra ông Miêng, bà Trà xác định không tranh chấp phần tài sản của bà Pha có được trong căn nhà, tôn trọng di chúc bà đã lập. Do vậy Tòa chỉ xem xét chia phần di sản ông Chiến được hưởng, cụ thể là ½ giá trị căn nhà số 40 Nguyễn Thiện Thuật theo quy định của pháp luật.” Như vậy Tòa án đã không thừa nhận ½ di chúc.

Như vậy, nếu vợ hoặc chồng lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của vợ chồng khi chồng hoặc vợ còn sống thì di chúc không có giá trị pháp lý ít nhất ½ (tức là phần hợp pháp sẽ nhỏ hơn hay bằng ½) vì còn phải tính đến việc áp dụng chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (thừa kế bắt buộc). Nếu di chúc định đoạt tài sản chỉ cần bớt một phần di sản trong khối tài sản đã được định đoạt và chia phần này theo pháp luật. Di chúc đã chia toàn bộ tài sản ban đầu cho người thừa kế thì phải xử lý như thế nào? Nếu không có thỏa thuận của những người liên quan có lẽ chúng ta nên bớt của mỗi người theo tỷ lệ mà di chúc được thừa nhận. Nếu không có những người thừa kế phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì người để lại di sản có thể định đoạt toàn bộ tài sản của mình nên phần di chúc liên quan đến tài sản của người lập di chúc có giá trị pháp lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung Sự không hợp pháp của di chúc định đoạt tài sản của người khác, kính mời quý bạn đọc tham khảo.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

123 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?
ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?

129 Lượt xem

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

9 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT

107 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

144 Lượt xem

GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

133 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng