THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Câu hỏi:

Ông nội tôi (mất năm 1975) và bà nội (mất năm 1980) lúc còn sống có để lại căn nhà và 5 lượng vàng, khi mất không để lại di chúc. Ông bà nội có 2 người con: bác tôi và mẹ tôi (mất năm 2015). Bác tôi có 1 người con trai là anh A, hiện đang ở căn nhà do ông bà để lại, mẹ tôi có 2 người con là anh B và tôi. Tôi đang có thông tin là anh A đang có ý định bán căn nhà cho chị C. Giờ tôi muốn yêu cầu tòa chia thừa kế di sản do ông bà để lại, thì trường hợp này còn thời hiệu khởi kiện không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến Vina Lawyer, trong trường hợp này AV Counsel trả lời qua bài viết sau:

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Sau đây gọi tắt là BLDS).

- Nội dung:

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Căn cứ Điều 611 BLDS, Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự.

Theo quy định pháp luật thì thừa kế có 02 hình thức là:

- Thừa kế theo di chúc: là thừa kế theo di chúc của người đã mất. Căn cứ Điều 624 BLDS, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649 BLDS)

2. Thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế

Theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”.

Căn cứ Điều 623 BLDS về thời hiệu thừa kế, Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự;

- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự.

Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di Như vậy, ông của bạn mất vào năm 1975, bà mất năm 1980, thời điểm này đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế. Di sản thừa kế sẽ thuộc của người quản lý di sản.

Căn cứ Điều 616 BLDS, Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Trên đây là tư vấn của AV Counsel về vấn đề này.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?
ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?

129 Lượt xem

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

9 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

144 Lượt xem

DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

108 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT

108 Lượt xem

GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

133 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng