ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?

Đến nay, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được xem là văn bản pháp luật quy định khá chi tiết, cụ thể và đầy đủ về chế định thừa kế, theo đó thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật của công dân được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng những quy định này trên thực tế cũng như trong việc giải quyết tranh chấp trong thừa kế vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định và thừa kế thế vị là một trong những trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật. AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn qua bài viết sau đây:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Nội dung:

1. Thừa kế thế vị là gì?

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo nghĩa thông thường, “thừa” và “kế” đều có nghĩa là sự tiếp nối. Với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế, thừa kế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội về việc dịch chuyển di sản được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống hay phong tục tập quán riêng của bộ lạc, thị tộc. Nó được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người sống.

Như vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được hưởng phần thừa kế của bố hoặc mẹ (ông / bà) để hưởng phần di sản của ông / bà (cụ) để lại mà bố hoặc mẹ (ông / bà) đáng lẽ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Vì theo nguyên tắc, Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. (Điều 613 Bộ luật dân sự 2015).

2. Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?

Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015, “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651, 652 của Bộ luật này và tại khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật Nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.

Vì thế, nếu cha nuôi hoặc mẹ nuôi chết thì con nuôi vẫn được hưởng thừa kế thế vị.

3. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị được hưởng nếu đáp ứng điều kiện như sau:

Một là, con (cháu) của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản bởi lẽ việc phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (cụ)

Hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau.

Ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống hoặc mối quan hệ cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi.

Bốn là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Năm là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).

Sáu là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.

Trên đây là nội dung pháp lý liên quan đến thừa kế thế vị AV Counsel gửi đến quý bạn đọc.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

133 Lượt xem

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

9 Lượt xem

DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

108 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT

108 Lượt xem

THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

124 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

144 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng