NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 triệu lao động sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành xuất khẩu lao động Việt Nam, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước và nâng cao đời sống của người lao động. Vậy người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo các hình thức nào? điều kiện là gì?
- Cơ sở pháp lý: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
- Nội dung:
1. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng: “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.”
Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng quy định các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
2.1. Điều kiện của người lao động
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2. Hồ sơ của người lao động
- Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
3. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
3.1. Điều kiện của người lao động
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có hợp đồng lao động giao kết trực tiếp.
“Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết là văn bản thỏa thuận giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lào động, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
- Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
3.2. Đăng ký hợp đồng lao động
Hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động bao gồm:
- Văn bản đăng ký theo mẫu dọ Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định;
- Bản sao hợp đồng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người lao động;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản việc đăng ký hợp đồng lao động, cho người lao động; trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua bảo lãnh.
4.1. Trường hợp, phạm vi bảo lãnh
- Việc bảo lãnh được thực hiện trong trường hợp người lao động không đủ tiền ký quỹ với doanh nghiệp dịch vụ hoặc để thực hiện các biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận với đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Viể Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Bên bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của người lao động.
- Việc bảo lãnh được thực hiện theo, quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
4.2. Điều kiện bên bảo lãnh
- Cá nhân có năng lực hành vi dân sự, tổ chức có năng lực pháp luật dân sự.
- Có khả năng về kinh tế để bảo đảm thực hiện việc bảo lãnh.
4.3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.
4.4. Hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản và phải có những nội dung chính sau đây:
- Phạm vi bảo lãnh;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Chấm dứt bảo lãnh.
4.5. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
- Việc xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trên đây là nội dung về "NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG"
____________________________________
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL
Fanpage: hhttps://www.facebook.com/congtyluatavcounsel
https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/
Website: https://avcounsel.com/
Email: info.avcounsel@gmail.com
Hotline: 094.333.4040
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Xem thêm