QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NGHỈ VIỆC

Pháp luật lao động hiện hành đặt ra những quy định để bảo vệ người lao động khi nghỉ việc. Sau đây, AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về Quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc qua bài viết sau đây:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016; Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Bộ luật Lao động 2019 (Luật Bảo hiểm xã hội);
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
  • Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 về sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

- Nội dung:

1. Những giấy tờ người lao động cần lấy khi nghỉ việc?

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.

2. Quyền yêu cầu trả sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, Người lao động Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp nghỉ việc, người lao động phải lấy lại sổ bảo hiểm xã hội để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền bảo hiểm xã hội 1 lần sau này. Bên cạnh đó, người lao động cần xác nhận lại việc doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội hay chưa vì trường hợp chưa chốt, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Mặt khác, điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động, Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

3. Quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền khi chấm dứt HĐLĐ

a. Tiền lương chưa được thanh toán: 

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động, Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

b. Tiền phép năm chưa nghỉ hết: 

Trường hợp chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết mà phải nghỉ việc thì người lao động sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ, tiền nghỉ phép năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động.

Tùy từng trường hợp cụ thể người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán thêm các khoản tiền khác theo quy định tại Điều 41, 46, 47 Bộ luật lao động.

Trên đây là một số nội dung pháp lý liên quan đến quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

QUY ĐỊNH VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN
QUY ĐỊNH VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

89 Lượt xem

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

77 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG THỬ VIỆC
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG THỬ VIỆC

137 Lượt xem

CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

83 Lượt xem

DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KÝ CÁC HỢP ĐỒNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI TÊN GỌI KHÁC NHAU?
DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KÝ CÁC HỢP ĐỒNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI TÊN GỌI KHÁC NHAU?

119 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

43 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI LÀM GÌ? VÀ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ HAY KHÔNG?
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI LÀM GÌ? VÀ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ HAY KHÔNG?

183 Lượt xem

NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

34 Lượt xem

ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019
ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

296 Lượt xem

XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC THỜI GIAN THỬ VIỆC MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC THỜI GIAN THỬ VIỆC MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC

129 Lượt xem

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

47 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng