NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG THỬ VIỆC

Thử việc là quá trình để người sử dụng lao động đánh giá năng lực và mức độ phù hợp với công việc của người lao động. Vậy, người lao động phải thử việc trong thời hạn bao lâu và lương thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Sau đây, AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc qua bài viết sau.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập đối với cá nhân cư trú co hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế số 71/2014.QH13 và nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế;
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

- Nội dung:

1. Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận thử việc với NLĐ ghi nhận nội dung trong HĐLĐ hoặc giao kết hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó tại Điều 25 Bộ luật Lao động, Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc.

2. Lương trong thời gian thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC, tiền lương tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động là một trong những thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt đó là tiền lương thử việc hay lương chính thức. Do đó, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC.

a. Người lao động sau khi thử việc ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Căn cứ điểm b.2 khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. Theo Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau: 

- Các khoản giảm trừ gia cảnh (với bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).

- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Như vậy, Người lao động chỉ nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập trên 15,4 triệu đồng/tháng).

b. Người lao động sau khi thử việc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Như vậy, khi người lao động thử việc thì sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp:

- Người lao động sau khi thử việc ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên có thu nhập dưới 11 triệu đồng / tháng (không có người phụ thuộc) dưới 15,4 triệu đồng / tháng (có 01 người phụ thuộc)....

- Người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và làm cam kết theo mẫu.

Trên đây là chia sẻ của AV Counsel về việc đóng thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc, mời Quý bạn đọc tham khảo.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

43 Lượt xem

CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

83 Lượt xem

XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC THỜI GIAN THỬ VIỆC MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC THỜI GIAN THỬ VIỆC MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC

128 Lượt xem

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

76 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI LÀM GÌ? VÀ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ HAY KHÔNG?
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI LÀM GÌ? VÀ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ HAY KHÔNG?

183 Lượt xem

ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019
ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

295 Lượt xem

QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NGHỈ VIỆC
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NGHỈ VIỆC

143 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN
QUY ĐỊNH VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

88 Lượt xem

DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KÝ CÁC HỢP ĐỒNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI TÊN GỌI KHÁC NHAU?
DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KÝ CÁC HỢP ĐỒNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI TÊN GỌI KHÁC NHAU?

118 Lượt xem

NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

34 Lượt xem

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

46 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng