DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KÝ CÁC HỢP ĐỒNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI TÊN GỌI KHÁC NHAU?

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn “né tránh” các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... hoặc các nghĩa vụ khác đối với người lao động, doanh nghiệp thường ký những hợp đồng khác như hợp đồng khoán việc, hợp đồng cộng tác.... để né tránh việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp có bị xử phạt hay không? AV Counsel chia sẻ cho quý bạn đọc qua bài viết sau.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019;
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Nội dung:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động: "1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Như vậy, bất kể hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký với người lao động có tên gọi gì, miễn nội dung của hợp đồng thể hiện là việc làm có sự trả công, đặc biệt có sự quản lý, điều hành, giám sát của doanh nghiệp thì bản chất hợp đồng này vẫn là Hợp đồng lao động và tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động.

Căn cứ Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, Trường hợp việc giao kết hợp đồng lao động với những tên gọi khác nhau dẫn đến việc doanh nghiệp giao kết không đúng loại Hợp đồng lao động với người lao động hoặc không đảm bảo các nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có thể phải chịu vi phạm hành chính như sau:

"Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;

..."

Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, việc cố tình né tránh các nghĩa vụ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và các nghĩa vụ khác có thể khiến doanh nghiệp chịu các chế tài khác trong trường hợp bị thanh tra.

Trên đây là chia sẻ của AV Counsel về nội dung “Doanh nghiệp có bị phạt trong trường hợp ký các hợp đồng với người lao động với tên gọi khác nhau?”.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019
ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

296 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI LÀM GÌ? VÀ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ HAY KHÔNG?
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC CẦN PHẢI LÀM GÌ? VÀ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ HAY KHÔNG?

183 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

43 Lượt xem

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

47 Lượt xem

NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

34 Lượt xem

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG THỬ VIỆC
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG THỬ VIỆC

137 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN
QUY ĐỊNH VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN

89 Lượt xem

QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NGHỈ VIỆC
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NGHỈ VIỆC

143 Lượt xem

CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

83 Lượt xem

XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC THỜI GIAN THỬ VIỆC MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC THỜI GIAN THỬ VIỆC MÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC

129 Lượt xem

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

77 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng