NGÔN NGỮ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

Ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng luôn là một vấn đề không thể thiếu trong tố tụng nói chung cũng như tố tụng trọng tài nói riêng. Sau đây AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về vấn đề này thông qua bài viết sau.

- Căn cứ pháp lý:

  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
  • Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC.

- Nội dung:

1. Ngôn ngữ giải quyết tranh chấp

Theo Điều 23 Quy tắc tố tụng của MCAC quy định về ngôn ngữ trọng tài như sau:

- Đối với vụ tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ được sử dụng trong Tố tụng trọng tài là tiếng Việt.

- Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc vụ tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngôn ngữ trọng tài do các bên thỏa thuận.

Có thể thấy trong Quy tắc tố tụng của MCAC việc lựa chọn ngôn ngữ giải quyết tranh chấp chỉ được áp dụng trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. So với Luật Trọng tài thương mại, tại điều 10 ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài được mở rộng hơn, cụ thể:

- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.

- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.

2. Hình thức thỏa thuận ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Căn cứ Điều 16 Luật Trọng tài thương mại, Thỏa thuận ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác được coi là văn bản như:

- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

3. Thời điểm xác lập thỏa thuận ngôn ngữ giải quyết tranh chấp

Pháp luật trọng tài cho phép các bên thỏa thuận chọn ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng không quy định thời điểm các bên được thỏa thuận về ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên có thể hiểu các bên được quyền thỏa thuận chọn ngôn ngữ cho tố tụng trọng tài ở bất kỳ thời điểm nào.

Theo quy định của pháp luật, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài thương mại là “tranh chấp có thể phát sinh” hoặc “đã phát sinh”. Như vậy, thời điểm hai bên thỏa thuận về ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể là trước khi tranh chấp giữa hai bên xảy ra hoặc vào thời điểm sau khi có tranh chấp đã xảy ra.

4. Quy định pháp luật khi hông có thỏa thuận về ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Theo Khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định có tính mới và mở rộng hơn: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.”.

Như vậy, khi các bên không có thỏa thuận về ngôn ngữ thì do hội đồng trọng tài quyết định. Việc pháp luật quy định như vậy giúp đẩy nhanh quá trình tố tụng trọng tài và giảm thiểu chi phí tố tụng nhưng có thể ảnh hưởng đến lợi ích của một hoặc các bên nếu bên này không thể tự hiểu các tài liệu bằng thứ tiếng khác ngôn ngữ trọng tài.

5. Ý nghĩa của thỏa thuận về ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

- Ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài giúp việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

- Việc lựa chọn, thỏa thuận ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn trọng tài viên, hiệu quả của chứng cứ, sự phức tạp trong thẩm định, sự cần thiết phải dịch tài liệu và những vấn đề khác.

Trên đây là nội dung Ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài mà AV Counsel muốn chia sẻ cho Quý bạn đọc.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

126 Lượt xem

CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

188 Lượt xem

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

465 Lượt xem

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

217 Lượt xem

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT TẠI THỜI ĐIỂM XẢY RA HÀNH VI (KỲ 3)
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT TẠI THỜI ĐIỂM XẢY RA HÀNH VI (KỲ 3)

397 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

269 Lượt xem

TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ? THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH
TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ? THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH

139 Lượt xem

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

211 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ???
THẾ NÀO LÀ ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ???

334 Lượt xem

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

121 Lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

169 Lượt xem

KẾT CHUYỂN LÃI LỖ CHO DOANH NGHIỆP
KẾT CHUYỂN LÃI LỖ CHO DOANH NGHIỆP

166 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng