TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Giết hoặc vứt con mới đẻ có khác gì với tội giết người? và khi nào truy cứu tội giết người, khi nào truy cứu tội giết hoặc vứt con mới đẻ. Sau đây hãy cùng AV Counsel tìm hiểu về loại tội phạm này trong bài phân tích dưới đây nhé.

- Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015);

- Nội dung:

Căn cứ Điều 124 BLHS 2015 quy định:

"Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người. Do vậy tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người (khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng; lỗi của người phạm tội là lỗi cô ý, động. phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc...) và những dấu hiệu pháp lý riêng đó là:

>>> Xem thêm: Tội giết người được quy định như thế nào theo bộ luật hình sự 2015

1. Chủ thể:

- Chủ thể của hành vi giết người phải là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm, sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con. Xác định trạng thái này ở từng trường hợp cụ thể không đơn giản. Do vậy, các hướng dẫn, giải thích của cơ quan có trách nhiệm về điểm này đều quy định khoảng thời gian mà người mẹ được coi còn trong trạng thái mới sinh con. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì khoảng thời người mẹ được coi là còn trong trạng thái mới sinh con là khoảng thời gian từ khi sinh con đến ngày thứ bảy.

- Nạn nhân của hành vi giết người phải là con mới sinh (trong vòng 7 ngày tuổi) của người phạm tội. Việc giết con là do hoàn cảnh bất đắc dĩ (do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác).

- Hành vi phạm tội của tội này gồm hai dạng:

+ Giết con mới đẻ: Dạng hành vi phạm tội này không có gì đặc biệt so với hành vi phạm tội của tội giết người (trừ các dấu hiệu nêu trên).

+ Vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết: Ở dạng hành vi phạm tội này, tội giết con mới đẻ đòi hỏi phải có hậu quả chết người và lỗi người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.

2. Về hình phạt:

Trường hợp giết người trên đây được coi là trường hợp có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt đưa lại và hơn nữa người phạm tội đã thực hiện trong tình trạng tâm sinh lý không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Do vậy hình phạt được quy định cho tội này cũng ở mức nhẹ hơn:

- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bình luận khoa học BLHS 2015 (Sđbs 2017)

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

143 Lượt xem

TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỨC HÌNH PHẠT
TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỨC HÌNH PHẠT

170 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem

VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

312 Lượt xem

PHẠM TỘI DO DÙNG RƯỢU BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
PHẠM TỘI DO DÙNG RƯỢU BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

369 Lượt xem

DI LÍ LÀ GÌ?
DI LÍ LÀ GÌ?

460 Lượt xem

TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

132 Lượt xem

PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC
PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

149 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

198 Lượt xem

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

192 Lượt xem

TỘI PHẠM LÀ GÌ?
TỘI PHẠM LÀ GÌ?

154 Lượt xem

ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG ÁN TREO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG ÁN TREO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

121 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng